Giấc ngủ trung bình kéo dài 1/3 cuộc đời con người. Sự tiếp xúc gần gũi hàng đêm khiến môi trường giường ngủ có thể trở thành sát thủ vô hình tới cơ thể nếu không được vệ sinh đúng cách. Cùng tìm hiểu tác hại của nệm foam bẩn và cách phòng tránh dưới đây.
Tích tụ nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Theo thời gian sử dụng, nệm foam bẩn sẽ tạo nên những phản ứng, bệnh lý không mong muốn. Điều này xuất phát từ việc tích tụ tế bào chất, mồ hôi từ chính cơ thể cũng như các yếu tố có hại đến từ bên ngoài. Điều kiện thích hợp sẽ sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng chỉ sau một giấc ngủ.
Cụ thể, một chiếc nệm foam bẩn có thể chứa tới 10 triệu mạt bụi. Thói quen đi ngoài 20 lần/1 ngày cực kỳ độc hại đối với hệ hô hấp con người. Rệp giường cũng là nguy cơ lớn với tần suất sinh sản 3 lần/1 tháng với hàng trăm trứng mỗi lứa, cắn 500 lần/1 đêm.
Với tuổi thọ hơn 1.5 năm, nệm bẩn có thể chứa từ 4-17 loại nấm. Chúng có khả năng ảnh hưởng tới phổi, não. Đồng thời, vi khuẩn, virus tích tụ trên nệm làm yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khu vực não, thận cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng tới giấc ngủ
Tác hại dễ nhận thấy nhất của tấm nệm foam bẩn là mất ngủ. Cảm giác ngứa ngáy toàn thân có thể khiến người dùng trằn trọc, mệt mỏi. Nếu đã loại bỏ các tác nhân dị ứng như đồ ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, bạn nên nghĩ ngay tới chiếc giường ngủ thân thuộc.
Với các bạn gái, chất bẩn tích tụ trên nệm foam và tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới làn da. Nếp nhăn, quầng thâm mắt, mụn nhọt nhanh chóng xuất hiện. Gương mặt của bạn lúc này trông thật thiếu sức sống.
Thêm vào đó, nệm foam bẩn còn làm giảm sút sức khỏe não bộ cũng như các cơ quan nội tạng khác. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể của bạn trong tương lai chắc chắn sẽ chịu thương tổn.
Gây bệnh hô hấp
Mạt bụi từ nệm dễ dàng len lỏi vào cơ thể, gây suy giảm chức năng phổi. Tỷ lệ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm khí quản từ đó tăng cao. Dù trong môi trường thân thuộc, hô hấp của bạn cũng cần được bảo vệ như khi đi ngoài đường.
Gây bệnh da liễu
Nguồn dinh dưỡng lý tưởng của nệm foam bẩn là tiền đề quan trọng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sản. Sự tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài sẽ gây tổn hại cho da. Các bệnh da liễu thường gặp có thể kể tới như nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá, chàm, viêm lỗ chân lông, rôm sảy,…
Hơn thế nữa, nguy cơ mắc các bệnh qua đường máu là rất cao. Hãy tính toán xem chiếc nệm foam của bạn đã bao lâu rồi chưa giặt sạch, thay mới. Đừng để sốt hồi quy, viêm gan B, dịch hạch ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của bạn.
Mắc các bệnh xương khớp
Nệm cũ nhanh chóng hỏng hóc nếu không được vệ sinh, bảo quản đúng cách. Các sợi vải bọc nệm sẽ mục, đứt theo thời gian hoặc bị vi khuẩn ăn mòn. Điều này dẫn tới lõi nệm biến dạng, xẹp lún, mất độ đàn hồi.
Nếu kiên quyết nằm trên tấm nệm foam bẩn, bạn khó tránh khỏi các căn bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, cong vẹo cột sống. Vùng lưng không được nâng đỡ dễ bị tê mỏi, đau nhức sau mỗi giấc ngủ.
Gây mệt mỏi, tinh thần
Tình trạng mất ngủ sẽ kéo theo những hệ quả về thần kinh như mệt mỏi, dễ cáu gắt, không tập trung, giảm năng suất học tập và làm việc,… Điều này vô cùng có hại với các mối quan hệ xã hội cũng như gia đình. Về lâu dài, người nằm dễ mắc các bệnh về thần kinh.
Cách ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn trên nệm foam
Một tấm nệm foam chất lượng luôn là điều tiên quyết cho tuổi thọ dài lâu. Tuy nhiên, việc vệ sinh nệm lại là điều tiên quyết giữ độ bền đẹp cho nệm trong thời gian dài. Cùng nắm chắc những chú ý dưới đây để ngăn chặn tấm nệm foam bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Hãy lên hẳn một lịch trình giặt nệm định kỳ.
- Sử dụng drap giường thay vì nằm trực tiếp lên mặt nệm.
- Chọn mua 2-3 bộ chăn ga gối để sẵn sàng thay mới khi cần.
- Tham khảo các bước giặt nệm hiệu quả, tránh chà quá mạnh hay sử dụng chất tẩy mạnh.
- Ưu tiên các chất tẩy có nguồn gốc tự nhiên, chất tẩy chuyên dụng để làm sạch.
- Không hong khô hoặc đặt nệm gần nơi có nhiệt độ lớn.
- Sử dụng dịch vụ giặt nệm foam bẩn nếu không nắm chắc các bước vệ sinh.
- Nên cân nhắc mùa mới khi đã dùng nệm từ 5-10 năm.
- Thay drap giường, vỏ bọc nệm sau mỗi năm.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng nệm để có phương pháp xử lý kịp thời.
- Mở cửa vào buổi sáng để thông khí, đón nắng. Nhiệt độ cùng sự thoáng khí sẽ tiêu diệt phần nào vi khuẩn tích tụ trên nệm foam bẩn.
- Quét dọn phòng ngủ thường xuyên.
Hi vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn xóa tan mọi phiền não về tấm nệm bẩn. Để nhận tư vấn trực tiếp và đặt mua nệm foam chính hãng, vui lòng liên hệ tới đường dây hotline hoặc địa chỉ cửa hàng của Demfoam.vn trên toàn quốc.