Mất ngủ sau sinh khiến các mẹ kiệt sức và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Có tới 60% phụ nữ đều mất ngủ sau sinh. Vậy giải pháp nào là tối ưu cho các mẹ?
Khi ở bệnh viện, có nhiều bà mẹ chỉ ước được về nhà sớm. Trên chiếc giường thân yêu, không có y tá, không bác sĩ, không có tiếng ồn, không có đèn sáng và bạn có thể ôm con ngủ bất cứ lúc nào muốn.
Thế nhưng, giờ đây, đang ở nhà, bạn lại vẫn khó ngủ?
Chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh là một công việc rất mệt mỏi. Bạn đã chỉ mong con ngủ để thiếp đi được một lúc. Tuy nhiên, bạn vẫn đang phải trằn trọc, vật lộn trên giường ngay cả khi em bé và chồng đang rất say giấc.
Mọi thứ xung quanh vẫn ổn. Chỉ có bạn cảm thấy cáu kỉnh, bất lực vì những đêm mất ngủ dai dẳng và tự hỏi Liệu có cách nào để thoát khỏi vấn đề này không? – Có, có!
Nguyên nhân mất ngủ sau sinh
+ Sự thay đổi nội tiết tố
Sau sinh, hệ thống hormone của bạn xảy ra một loạt các biến động. Một trong số đó, việc giảm estrogen gây ra các rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.
Sự thay đổi hormone như này là hoàn toàn bình thường và cơ thể bạn cần thời gian để về lại trạng thái cân bằng. Mất ngủ sau sinh chính là triệu chứng của giai đoạn này.
+ Đồ mồ hôi vào ban đêm
Một số loại nội tiết tố có vai trò trong thai kỳ nhưng khi bạn đã sinh, chúng không còn cần thiết. Do vậy, cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ nó.
Đổ mồ hôi vào đêm là một phần của quá trình đào thải như vậy. Do vậy, sự nhớp nháp, nóng nực có thể đánh thức bạn giữa đêm với một bộ dạng ướt sũng. Và đương nhiên là bạn sẽ mất ngủ sau đó.
+ Rối loạn tâm trạng
Sự xuất hiện của em bé kéo theo sự thay đổi về cảm xúc hoặc các công việc thường ngày và chúng làm bạn căng thẳng, lo lắng thường xuyên.
Một số người luôn trong trạng thái mơ màng, hoang mang; số khác còn mắc cả rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Tất cả những điều này làm bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
+ Mất ngủ sau sinh do cho bé ăn đêm
Những lần cho bé ăn vào ban đêm hoặc thức dậy để pha sữa cho bé chắc chắn sẽ làm gián đoạn đồng hồ sinh học của bạn. Do vậy, giấc ngủ sẽ bị rối loạn.
Đôi khi bạn phải mất nhiều thời gian hơn để trở lại giấc ngủ. Nhưng đáng buồn là các cơn buồn ngủ thậm chí có thể không đến nữa.
Phải làm gì khi mất ngủ sau sinh?
Mất ngủ sau sinh có thể được giải quyết và khắc phục theo các nguyên nhân. Do vậy, bạn cần xác định lý do mình mất ngủ là gì rồi mới tính đến chuyện làm gì và làm như thế nào được.
Một số mẹo nhỏ được tổng hợp dưới đây hy vọng có thể giúp các mẹ tròn giấc hơn:
– Ngủ cùng con ngay khi có thể
Mất ngủ sau sinh có thể bị kéo dài do thời gian đầu bạn không đặt ra lịch trình cụ thể cho giấc ngủ của mình.
Rất nhiều bà mẹ thường bị cám dỗ sử dụng giờ ngủ của con để làm việc nhà hoặc ngồi lướt điện thoại.
Bạn không nhất thiết phải ngủ cùng giấc với con mãi mãi. Tuy nhiên, trước khi mọi thứ về trạng thái cũ, bạn nên đảm bảo số giờ ngủ một ngày. Điều khôn ngoan là ngay từ ngày đầu sinh bé, hãy ru mình vào giấc khi các bé vừa thiếp đi.
– Giữ cho giường ngủ luôn luôn thoải mái
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu tình trạng mất ngủ sau sinh, bạn nên dùng giường ngủ của mình cho 2 hoạt động duy nhất là ngủ và sinh hoạt vợ chồng.
Điều này đồng nghĩa với việc, không xem điện thoại, không đọc sách, không làm việc và cũng không ăn uống trên giường…
Thói quen này hình thành từ sớm sẽ giúp não bạn hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ mỗi khi bạn bước lên giường.
Ngoài ra, chuẩn bị chăn ga gối đệm cũng là một yếu tố quan trọng bậc nhất. Bạn đang nằm chiếc nệm nào? Chúng tôi có một lời khuyên dành cho bạn về những tấm đệm foam.
Đệm foam đảm bảo về sự thoáng khí ngay cả trong thời tiết nắng nóng. Do vậy, chúng có thể khắc phục được tình trạng đổ mồ hôi của bạn.
Ngoài ra, chúng có độ êm ái vừa phải, tự nhiên giúp bạn dễ dàng khi trở mình hoặc thức dậy. Nằm ngủ với một chiếc nệm foam, cơ thể bạn sẽ được nâng đỡ trọn vẹn hơn. Nhờ vậy, tình trạng tập trung lực tại một vị trí gây đau nhức cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Đệm Kim Cương EU.Foam Relaxes, đệm Foam Maxsun và đệm Foam Olympia Diamond là những lựa chọn xuất sắc cho giấc ngủ của các mẹ bỉm sữa.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về đệm và mức giá tại phần danh mục sản phẩm ở phía trên của trang.
Sau khi thiết lập được sự êm ái trên chiếc giường, bạn nên làm tối phòng ngủ để não bộ sản sinh nhiều melatonin hơn. Hormone tạo các cơn buồn ngủ này rất kỵ với ánh sáng nên bạn hãy giữ phòng ngủ tối nhất có thể khi chuẩn bị vào giấc.
Nếu phải thức dậy giữa đêm, đừng bật đèn sáng quá. Một ánh đèn mờ mờ và nói không với ánh sáng từ điện thoại, máy tính sẽ giúp bạn quay trở lại giấc ngủ dễ hơn.
– Hình thành thói quen đi ngủ sớm
Không lướt web, không dùng điện thoại chỉ để nghịch, thậm chí là giải quyết công việc hay trò chuyện với bạn bè. Lên giường từ sớm và tập cho mình giờ đi ngủ sớm hơn.
Trước giờ ngủ, hãy xông hơi nhẹ nhàng bằng nước nóng, nghe nhạc êm dịu hoặc uống một thứ gì đó nhẹ nhàng để làm cơ thể được thư giãn hoàn toàn.
Thức khuya không giải quyết được điều gì cả, trừ khi bé nhà bạn quấy khóc vào ban đêm, bạn đành phải thức để dỗ. Còn không, trong những tháng đầu đời của trẻ, bạn thậm chí cần ngủ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào có thể.
– Chia sẻ công việc với mọi người
Khối lượng công việc nhà và cả chăm sóc em bé như thay quần áo, chuẩn bị bình sữa, tắm… thực sự là quá nhiều để bạn có thể vừa hoàn thành nó lại vừa nghỉ ngơi. Do vậy, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chồng, bố mẹ hoặc người giúp việc.
Nếu vấn đề giấc ngủ của bạn trầm trọng, bạn có thể nói để mọi người có thể giúp bạn trông trẻ khi chúng thức. Còn bạn sẽ sang một phòng khác và có một giấc ngủ trọn vẹn hơn.
– Sử dụng thực phẩm chức năng
“PHẢI HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG”
Một số loại trà từ thảo mộc thiên nhiên như trà hoa cúc, trà hoa oải hương hoặc một số loại khoáng chất có thể giúp bạn điều trị triệu chứng mất ngủ sau sinh.
Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến em bé, đến nguồn sữa và đến chính cơ thể của bạn. Do vậy, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có quyết định sử dụng hay không.
Mất ngủ sau sinh có phải là bệnh không?
Mất ngủ sau sinh là câu chuyện phổ biến của rất nhiều người mới làm mẹ. Theo các bác sĩ, nó chỉ là một triệu chứng của một vấn đề y tế mà thôi. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể giải quyết chứng mất ngủ sau sinh và không phải chung sống với nó lâu dài.
– Mất ngủ sau sinh là gì?
Mất ngủ sau sinh là tình trạng các mẹ bỉm sữa vừa mới sinh rất cần ngủ nhưng không thể ngủ được.
Biểu hiện phổ biến nhất là bạn cảm thấy cực kỳ kiệt sức nhưng vẫn phải vật lộn rất lâu trên giường để nghỉ ngơi và ngủ dù là chăn ga gối đệm rất thoải mái, ánh sáng và nhiệt độ đều rất tốt.
Mất ngủ sau sinh được ghi nhận là có tới 60% mẹ bỉm sữa mắc phải. Đa số các mẹ đều bị mất ngủ trong suốt 8 tuần kể từ khi sinh.
Mất ngủ sau sinh lâu hơn thời gian này hay không có dấu hiệu lắng xuống, bạn nên thăm khám với bác sĩ.
– Triệu chứng của mất ngủ sau sinh
Nhìn chung, mất ngủ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài biểu hiện cụ thể nhất là khó ngủ, bạn cũng có thể xem xét thêm các dấu hiệu cảnh báo ở đây:
+ Cáu gắt
Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm tăng mức độ cáu kỉnh của bạn lên gấp nhiều lần.
Chỉ cần thiếu ngủ một đêm, cộng với sự mệt mỏi và lúng túng khi mới có em bé; nhiều bà mẹ luôn như ở trong trạng thái một quả bom. Họ sẵn sàng bùng nổ mọi lúc.
Chỉ một đồ vật sai vị trí, một câu nói của chồng hay con quấy khóc quá nhiều… tất cả đều có thể làm mẹ muốn bùng cháy. Một số phụ nữ còn có xu hướng trốn tránh.
+ Sầu não
Có hiểu đây là giai đoạn sau của sự cáu gắt.
Những cảm xúc tiêu cực và tâm trạng thay đổi thất thường của mẹ sẽ dần trở nên trầm trọng hơn. Vượt qua giới hạn, mẹ sẽ không chỉ ủ rũ, buồn bã mà còn có những hành động bất thường. Đó là lý do khiến nhiều người trầm cảm sau sinh.
+ Thường xuyên lo lắng
Mất ngủ sau sinh một đêm thứ nhất với các mẹ có vẻ vô hại. Nhưng những đêm tiếp theo, kịch bản giấc ngủ vẫn diễn ra như cũ và các mẹ bắt đầu thấy lo lắng.
Mức độ lo lắng cũng tăng dần. Từ việc e ngại đêm tiếp theo mình sẽ ngủ được mấy tiếng đến việc hoang mang, sợ hãi cực độ rằng mình sẽ mất ngủ mãi mãi.
Ngoài ra, bạn có thể gặp một số biểu hiện khác của mất ngủ sau sinh như: bồn chồn, quá lạnh hoặc quá nóng, lo lắng thái quá về đứa trẻ đang ngủ, mơ nhiều điều kì lạ, nghe được những âm thanh tưởng tượng như bình sữa rơi, tiếng trẻ khóc…
Tâm trạng lâng lâng, cảm thấy thù địch hoặc sợ hãi mọi thứ tột độ cũng là các dấu hiệu thường gặp.
Nhìn chung, mất ngủ là một triệu chứng bình thường và phổ biến sau khi sinh em bé. Nó chỉ trở nên trầm trọng nếu bạn không có hướng giải quyết.
Một chiếc nệm ngủ êm ái như nệm foam, một tâm trạng thư giãn đến từ sự chia sẻ công việc nhà sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn với vấn đề giấc ngủ.
Chúng tôi có hẳn một nhóm các sản phẩm thích hợp và dành riêng cho phụ nữ sau sinh. Do vậy, nếu muốn tìm kiếm một món đồ chăn ga gối đệm hoàn hảo cho giấc ngủ của mình hoặc của vợ; bạn có thể ghé qua hệ thống cửa hàng hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối trang.